Ngay sau thông tin nâng điểm thi gây choáng váng ở Hà Giang chính thức được công bố chiều ngày 17/7, đã rất nhiều ý kiến quan tâm đến điểm thi ở Sơn La.
Khi Bộ GD-ĐT công bố điểm thi, theo bảng thống kê trong top 15 thí sinh có điểm cao nhất kỳ thi THPT quốc gia năm nay, có 2 thí sinh đến từ Sơn La. Đặc biệt là điểm công bố của 2 thí sinh này đều cách xa so với điểm thi thử trước đó diễn ra tại trường.
Cụ thể thí sinh N.D có đến hai điểm 10 cho môn Lịch sử và Tiếng Anh, các môn khác Toán 9,6; Ngữ văn 9,0; Địa lý 8,25, GDCD 7,5. Điểm thi thử hồi tháng 3 của em này là Toán 6,4; Ngữ văn 6,5; Tiếng Anh 5,8; Lịch sử 5,5; Địa lý 4,25; GDCD 5,5.
Còn thí sinh B.N có điểm thi 6 môn lần lượt như sau: Toán 9,8; Ngữ văn 8,75; Lịch sử 7,5; Địa lý 8,25; Giáo dục Công dân 8; Tiếng Anh 9,8. Trong khi điểm thi thử, thí sinh này có điểm Toán: 5; Ngữ văn: 4; Tiếng Anh: 1,2; Lịch Sử: 6,25; Địa lý: 6,25; Giáo dục Công dân: 5,25. Đáng chú ý, điểm thi thử Tiếng Anh của nữ sinh chỉ đạt 1,2 nhưng điểm thi thật lên tới 9,8.
Trước đó, GS Nguyễn Văn Tuấn, Viện Garvan (Australia) đã phân tích dữ liệu điểm thi của Hà Giang và chỉ ra những bất thường trên cơ sở khoa học.
Còn về Sơn La, trao đổi với Dân trí, GS Nguyễn Văn Tuấn thông tin, kết quả phân tích điểm thi của Sơn La cho thấy quả thật có bất thường, tuy mức độ không nghiêm trọng như ở Hà Giang. Điểm thi chênh lệch tập trung ở các môn Lý, Toán.

Phân bố điểm thi môn Toán, Lí, Hóa, và Sinh cho cả nước (màu xanh) và Sơn La (màu hồng). Trong đó mức điểm cao đều nhô cao gấp nhiều lần so với kỳ vọng
Phân bố điểm thi môn Toán, Lí, Hóa, và Sinh cho cả nước (màu xanh) và Sơn La (màu hồng). Trong đó mức điểm cao đều "nhô cao" gấp nhiều lần so với kỳ vọng
Phân tích phổ điểm của 8 môn học có thể thấy: Tính trung bình, điểm thi môn toán, lí, hóa và sinh học của Sơn La đều thấp hơn so với cả nước. Chẳng hạn như môn toán, điểm trung bình [độ lệch chuẩn] của Sơn La là 3.43 (1.33), so với cả nước là 4.88 (1.44). Điểm đáng chú ý là độ lệch chuẩn của Sơn La (1.33) thấp hơn so với cả nước (1.44).
Đối với môn Toán, kết quả thi ở Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Đối với môn Toán, kết quả thi ở Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Phân tích cụ thể hơn bằng bảng số liệu, đối với môn Toán, có thể thấy quả thật Sơn La có vẻ có số thí sinh điểm 9.0 đến 9.8 cao bất thường. Nếu theo phân bố quốc gia, chúng ta kì vọng Sơn La có 6 thí sinh, nhưng trong thực tế thì có đến 30 thí sinh, tức cao hơn 5 lần so với kì vọng.
Đối với môn Lý, thấy có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao (trên 9). Tính trung bình, điểm môn Lí của Sơn La là 4.03, thấp hơn so với trung bình quốc gia là 4.96. Ở đây, độ lệch chuẩn không khác nhau đáng kể, chứng tỏ phân bố có cùng dạng. Nhưng phân tích kì vọng cho thấy một lần nữa, số học sinh có điểm 9.0 trở lên là 13 em, trong khi đó theo kì vọng quốc gia thì chỉ có 1 thí sinh. Nói cách khác, số thí sinh có điểm Vật lí cao ở Sơn La chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
Đối với môn Lý, có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao, chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
Đối với môn Lý, có sự bất thường ở ngưỡng điểm cao, chênh lệch gấp 12 lần so với phân bố quốc gia.
GS Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ, thống kê học không trả lời được câu hỏi tại sao Hà Giang hay nơi nào có có điểm cao. Hoặc chỉ trả lời được nhưng cần thêm các dữ liệu như điểm và học lực của các em trong kỳ thi này và các lần thi thi trước đó.
Kết quả phân tích theo thống kê học chỉ mới là bề ngoài, mới thấy cái tín hiệu. Vấn đề quan trọng hơn là tại sao có tín hiệu đó, cần phải có chuyên gia - chứ không phải cơ quan công an - phân tích và xác minh. Nhưng những kết quả phân tích thống kê rất có ích trong việc giúp nhận dạng nơi có vấn đề và tác nhân liên quan đến vấn đề.
Hoài Nam - Lê Phương

Bằng tinh thần trách nhiệm, cách ứng xử văn minh với những đối tượng bị thiệt thòi, yếu thế do cách quản lý yếu kém của ngành mình gây ra, thì sự lên tiếng thể hiện quan điểm là một việc nên làm đối với một tư lệnh ngành có trách nhiệm.

Có hay không việc đang tồn tại "đường dây" chạy điểm thi?
Vụ việc tiêu cực về kết quả thi Tốt nghiệp THPT tại Hà Giang vừa qua một lần nữa đã đẩy niềm tin về giáo dục trong xã hội đứng trên bờ vực thẳm. Đấy là tôi vẫn còn nhiều lạc quan với tư cách của một phụ huynh học sinh có con, có cháu đang thụ hưởng nền giáo dục công lập của nước nhà.
Bởi nếu không có niềm tin vào sự đổi mới giáo dục hiện nay, tôi biết đặt con cháu mình vào đâu trong hành trình tiếp thu tri thức nếu không còn sự lựa chọn nào khác?
Ở một vị trí khác cao hơn, là đại biểu dân cử, tôi đã nhìn thấy nhiều "cú rơi tự do" về niềm tin đối với nền giáo dục đào tạo trong dư luận xã hội suốt một thời gian dài. Rất nhiều tiếng nói từ lương tri đã được cất lên liên quan đến vấn đề thi cử trong giáo dục ở các cấp chứ không riêng gì kỳ thi Tốt nghiệp THPT, nhưng rồi dường như những vấn đề đặt ra không nhận được câu trả lời thấu đáo, thay vào đó là những chương trình đổi mới đầy tính ảo vọng của những nhà quản lý giáo dục.
Cá nhân tôi hiểu được sự bức xúc và giận dữ của dư luận, nhất là với những phụ huynh và các em học sinh tham gia kỳ thi vừa rồi. Phải nói thẳng rằng, kỳ thi Tốt nghiệp THPT quốc gia vừa rồi chả nhẹ nhàng gì, có đánh giá thực chất trình độ thí sinh không, có khách quan không, có tiết kiệm cho ngân sách hay không thì chúng ta cũng thấy rất rõ. Nhưng, việc dư luận xã hội nhìn nhận đánh giá và việc Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo đánh giá kết quả kỳ thi quốc gia vừa qua, được công khai minh bạch trước công luận lại là 2 câu chuyện khác nhau.
Tôi rất mong, sau kết luận thẳng thắn và trách nhiệm của Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), thì cơ quan điều tra cần phải vào cuộc quyết liệt.
Không chỉ làm rõ hành vi gian lận có chủ đích của chỉ một cá nhân mà cần làm rõ và trả lời cho được những nghi ngờ của dư luận xã hội, có hay không việc đang tồn tại "đường dây" chạy điểm thi với quy mô ra sao, hoặc còn ai khác đứng đằng sau vụ gian lận gây chấn động này?.
Hiện nay, dư luận đang có những suy đoán theo chiều hướng tiêu cực khiến cho phụ huynh và học sinh ở những địa phương khác rất hoang mang, lo lắng và bức xúc.
Tôi đề nghị, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng vào cuộc để điều tra làm rõ. Nếu phát hiện sai phạm thì phải có hình thức xử lý thích đáng và cần thiết là truy cứu trách nhiệm hình sự. Không thể để một hành vi gian lận được thực hiện rất ngang nhiên giữa thanh niên bạch nhật vô pháp vô thiên trong phạm vi của một kỳ thi cấp quốc gia, được kiểm soát nghiêm ngặt về an ninh theo quy định pháp luật.
Bộ Giáo dục cần phải nhìn thẳng vào sự thật và nhận thấy trách nhiệm
Chúng ta đang dạy điều gì cho thế hệ tương lai, cho rường cột nước nhà từ những hành vi gian dối đến ghê sợ của người lớn như vậy?
Chúng ta cần phải nhìn rộng ra rằng, có thể đó chỉ là hành vi sai phạm của một cá nhân, nhưng kết quả của kỳ thi này lại là kết quả của một địa phương và của cả quốc gia.
Nếu vụ việc không bị phát hiện thì chắc chắn đó là kết quả được công nhận hợp pháp nhưng thực chất là lại kết quả chứa đựng sự gian dối vô cùng nguy hiểm, sự bất công rất lớn và cả sự nhẫn tâm không thể dung tha bởi đã cướp đi không ít những cơ hội của không ít em học sinh xứng đáng nhận được.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải nhìn thẳng vào sự thật này và nhận thấy trách nhiệm của mình trước những tiêu cực đã xảy ra để rồi có những bước tiếp theo trong việc rà soát toàn bộ kết quả kỳ thi trên cả nước và phương án khắc phục hậu quả.
Tôi cho rằng, sự vào cuộc rất nhanh và câu trả lời rõ ràng của cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là một động thái hết sức tích cực và trách nhiệm. Tuy nhiên thật tâm tôi nghĩ rằng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải thấy rõ trách nhiệm cao hơn của mình trong thời gian tới và nhất là trách nhiệm của Bộ trưởng. Nhưng tôi biết rằng, dư luận mà cụ thể là các quý bậc phụ huynh, các em học sinh, báo chí đang chờ đợi sự thể hiện quan điểm của cá nhân Bộ trưởng trước vụ việc gây chấn động này.
Dù hiện nay, không có quy định bắt buộc nào các Bộ trưởng phải phát ngôn trước công luận về những bê bối, tiêu cực xảy ra trong lĩnh vực ngành đang quản lý. Nhưng xét cho cùng, không cần phải có những quy định bắt buộc thì tinh thần trách nhiệm, cách ứng xử văn minh với những đối tượng bị thiệt thòi, yếu thế do cách quản lý yếu kém của ngành mình gây ra, thì sự lên tiếng thể hiện quan điểm hoặc trấn an dư luận là một việc nên làm đối với một tư lệnh ngành có trách nhiệm.
Xem xét lại việc tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp
Bên cạnh đó, tôi cho rằng, đã đến lúc ngành giáo dục cần nghiêm túc xem xét lại có nên duy trì việc tổ chức thi Tốt nghiệp các cấp nữa hay không. Rõ ràng chúng ta thấy rằng, hầu như năm nào ở các kỳ thi chuyển cấp, từ cấp tiểu học cho đến cấp THPT, đặc biệt, kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia đều luôn có những bài viết phản ánh trên báo chí về những tiêu cực liên quan đến kỳ thi, từ đề thi cho đến hình thức thi, tính kỷ luật cho đến chất lượng thi...
Chúng ta đang giáo dục gì, đào tạo như thế nào mà học sinh chẳng mấy hứng thú trên hành trình tiếp nhận tri thức, chỉ toàn áp lực và ức chế. Khi đến cột mốc quan trọng để các em chuẩn bị hành trang vào đời thì lại phụ thuộc hoàn toàn vào kết quả cuộc thi có tính may rủi vào 4 ô đáp án? Nó phản ánh điều gì về chất lượng dạy và học của nước nhà?.
Hình thức thi trắc nghiệm đã nhận nhiều cảnh báo của dư luận, nó kiềm hãm sự phát triển năng lực sáng tạo của học sinh và đồng thời tổ chức tú tài IB Quốc tế đã khuyến cáo nên hạn chế. Đặc biệt, nó lại làm biến dạng kết quả đầu vào Đại học bởi kỳ thi 2 trong 1 hiện nay.
Giáo dục và Đào tạo là hành trình tiếp nạp tri thức của nhân loại, xây dựng con người, kiến tạo xã hội. Nó không phải là thực phẩm chúng ta tiếp nạp mỗi ngày để rồi trước tình trạng thực phẩm bẩn khó nhận dạng đang tràn lan hiện nay, người tiêu dùng không còn sự lựa chọn nào khác bằng cách đi chợ mua cân cá mớ rau bằng niềm tin và ăn bằng niềm tin...

Habeco và Sabeco đã nghiêm túc nộp đầy đủ số thuế theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan thanh tra. Tuy nhiên, riêng số tiền phạt chậm nộp gần 4.000 tỷ đồng, Sabeco vẫn “treo lại”, với lý do không còn nguồn để chia cổ tức cho các cổ đông.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ liên quan đến kết quả kiểm toán cũng như việc thực hiện kiến nghị kiểm toán tại Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco), các cơ quan chức năng đang khẩn trương tiến hành rà soát, kiểm tra và xử lý theo quy định.
Thông tin ban đầu cho thấy, đến thời điểm hiện tại, cả Sabeco và Habeco đều đã thực hiện nghiêm túc, nộp đầy đủ số thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách Nhà nước theo kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước và kết luận của Thanh tra Bộ Tài chính, Thanh tra Chính phủ. Riêng số tiền phạt chậm nộp gần 4.000 tỷ đồng, Sabeco vẫn “treo lại”, với lý do không còn nguồn để chia cổ tức cho các cổ đông.
Cụ thể, qua kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2013 của Sabeco; Báo cáo tài chính năm 2014 và năm 2016 của Habeco, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị nộp bổ sung thuế tiêu thụ đặc biệt vào ngân sách Nhà nước đối với Sabeco là 408,85 tỷ đồng và Habeco là 1.361,66 tỷ đồng.
Nguyên nhân được xác định là việc kê khai tính thuế tiêu thụ đặc biệt của Sabeco và Habeco không phù hợp nên căn cứ vào Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và các văn bản hướng dẫn…, Kiểm toán Nhà nước đã xác định lại giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bộ Tài chính đã thống nhất với ý kiến kết luận của Kiểm toán Nhà nước nên cũng đã có nhiều văn bản đôn đốc, nhắc nhở Sabeco và Habeco thực hiện các kiến nghị trên của kiểm toán.
Đồng thời, Bộ Tài chính và Thanh tra Chính phủ cũng tiếp tục truy thu bổ sung số thuế tiêu thụ đặc biệt đối với Sabeco và Habeco trong giai đoạn 2007-2015. Trong đó, đã truy thu bổ sung đối với Sabeco là trên 4.300 tỷ đồng, gồm Thanh tra Bộ Tài chính truy thu gần 845 tỷ đồng; Tổng cục Thuế truy thu gần 1.356 tỷ đồng; Thanh tra Chính phủ trên 1.978 tỷ đồng và do Sabeco tự kê khai bổ sung là hơn 181 tỷ đồng.
Cũng theo Kiểm toán Nhà nước, qua kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2016, Sabeco phải nộp vào ngân sách Nhà nước số lợi nhuận chưa phân phối đến hết năm 2006 là 2.495 tỷ đồng; còn Habeco phải nộp số lợi nhuận chưa phân phối và không có nhu cầu sử dụng đến hết năm 2016 là 1.392 tỷ đồng.
Theo Kiểm toán Nhà nước thì tại thời điểm kiểm toán, cả Sabeco và Habeco đều không giải trình được phương án sử dụng lợi nhuận của phân phối và Quỹ đầu tư phát triển còn dư đến ngày 31/12/2016.
Kiểm toán Nhà nước cũng cho rằng, kiến nghị của mình là phù hợp, dù rằng, xét trên cơ sở Luật Doanh nghiệp thì một vài điểm cũng cần phải cân nhắc thêm. Luật Doanh nghiệp quy định, việc chia cổ tức cho các cổ đông phải được đại hội cổ đông của công ty cổ phần thông qua.
Hiện, Kiểm toán Nhà nước vẫn bảo lưu quan điểm và kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế ban hành quyết định xử phạt hành chính, truy thu số tiền chậm nộp theo đúng quy định. Bởi, theo Kiểm toán, Sabeco hiện mới hoàn tất việc nộp đủ số thuế theo đúng yêu cầu, riêng khoản tiền phạt hành chính và tiền chậm nộp, gần 4.000 tỷ đồng thì công ty vẫn chưa thực hiện với lý do: Không còn nguồn để chia cổ tức cho các cổ đông.
Một chuyên gia am hiểu lĩnh vực này nhìn nhận, có vẻ như hãng giải khát Sabeco đang đứng giữa ngã 3 đường khi vừa phải tuân thủ kết luận của kiểm toán, vừa phải giải quyết câu chuyện cổ tức cho các cổ đông của mình. Đồng thời, Sabeco cũng lại phải đặt không ít câu hỏi với chính cơ quan thuế - đơn vị lâu nay vẫn hướng dẫn họ cách thức thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Trước đó, hồi tháng 3, chính Sabeco cũng có tới 3 văn bản gửi cơ quan thuế, Bộ Tài chính để yêu cầu được hướng dẫn cách thức tạm nộp. Văn bản của Sabeco khẳng định rằng việc nộp các khoản tiền phạt hành chính, chậm nộp thuế tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt nộp bổ sung giai đoạn 2007 – 2015 chưa đủ cơ sở để thực hiện. Bởi vì, Sabeco đã luôn tuân thủ kê khai, tính thuế và nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo đúng quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục thuế TP HCM. Điều này có nghĩa là Sabeco không hề sai trong các tranh cãi hiện tại.
Ngoài ra, phía Sabeco khẳng định việc thực hiện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt bổ sung của giai đoạn 2007-2015 theo ý kiến của Kiểm toán Nhà nước và kết luận của các cơ quan có thẩm quyền nên được hiểu là “Tạm nộp” chứ không phải là “Nộp”. Bởi, việc tạm nộp này là theo chỉ đạo của Bộ Công Thương trong lúc chờ các cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Hãng rượu bia và giải khát Sabeco cho rằng bản thân trong công văn hướng dẫn của Bộ Tài chính cuối tháng 4/2016 từng nêu rất rõ: Về việc xử lý thu thuế tiêu thụ đặc biệt các năm trước của Sabeco không phải do sai sót mà là do cách hiểu về chính sách thuế nên năm 2015 mới được Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ làm rõ.
Sau đó, trong một công văn khác hồi cuối tháng 10/2016, Cục Thuế TP HCM báo cáo Tổng cục Thuế cũng tiếp tục đề xuất không tính phạt hành vi kê khai sai và không tính tiền chậm nộp khoản thuế tiêu thụ đặc biệt tính thêm năm 2010 – 2014.
Trong một văn bản gửi Bộ Công Thương mới đây, Sabeco cho rằng doanh nghiệp mình luôn là đơn vị đứng đầu và chấp hành pháp luật về thuế đã được ghi nhận bằng khen, giấy khen các cấp. Do vậy, Sabeco sẽ nghiêm túc thực hiện khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về vấn đề này.
H.Anh

Mặc dù cho rằng đã thực hiện đúng pháp luật và có ý kiến lên Kiểm toán Nhà nước về số tiền bị truy thu, xử phạt hành chính, song không được chấp nhận nên Cao su Đà Nẵng vẫn phải nộp 1,8 tỷ đồng. Ngoài đơn vị này vẫn còn một loạt doanh nghiệp khác bị phạt và truy thu.
Thông tin từ Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng (mã chứng khoán DRC) cho biết, ngày 5/6, doanh nghiệp này đã nhận được quyết định của Cục thuế TP Đà Nẵng xử phạt vi phạm hành chính về thuế với số tiền phải nộp lên tới 1,8 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên là do Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2016 đã thực hiện điều chỉnh khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán công ty trích trước cho phù hợp với doanh thu và một số chi phí khác. Qua đó, làm lợi nhuận tính thuế của DRC bị thay đổi.
Trong đó, tiền chậm nộp là hơn 561 triệu đồng trong khi tiền phạt lên tới 1,23 tỷ đồng. Mặc dù cho biết đã thực hiện nộp số tiền phạt nói trên, song DRC vẫn khẳng định đã thực hiện theo đúng nguyên tắc phù hợp của kế toán và phù hợp với quy định của Thông tư 200 năm 2014 của Bộ Tài chính.
Nhiều doanh nghiệp bị truy thu thuế với số tiền lớn
Nhiều doanh nghiệp bị truy thu thuế với số tiền lớn
Theo khẳng định của DRC, khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán là các chế độ không thể thiếu trong công tác bán hàng nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, cuối mỗi kỳ nhận hàng, công ty căn cứ trên doanh thu khách hàng đã nhận hàng để tính các khoản chế độ này theo quy định.
Các khoản chế độ này được trừ cho khách hàng trong các kỳ nhận hàng tiếp theo, và khi đó, công ty mới viết hóa đơn điều chỉnh, phù hợp theo quy định tại khoản 22 điều 7 thông tư 219 năm 2013 của Bộ Tài chính.
Đồng thời, việc hạch toán trích trước các khoản chế độ nêu trên vào kỳ tháng 12/2016, theo DRC, là để đảm bảo tính chính xác trong việc xác định chi phí phù hợp với doanh thu trong kỳ.
“Công ty đã gửi ý kiến cho Kiểm toán Nhà nước nhưng không được chấp nhận” – phía DRC cho hay.
Tuy nhiên, DRC không phải là đơn vị duy nhất bị Kiểm toán Nhà nước yêu cầu truy thu và nộp phạt liên quan đến nghĩa vụ thuế.
Vừa mới đây, có 5 tổ chức đã bị Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu thuế hơn 29 tỷ đồng. Trong đó, Vietcombank bị kiến nghị tăng thu thuế thêm 19,1 tỷ đồng, Ngân hàng Nhà nước bị kiến nghị tăng thu thuế 5,3 tỷ đồng, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) bị đề nghị đóng thêm 3,4 tỷ đồng, VietinBank bị kiến nghị nộp thêm 320 triệu đồng và hơn 500 triệu đồng thuế thu nhập cá nhân, BIDV bị kiến nghị nộp thêm 732 triệu đồng.
Trên sàn chứng khoán, Tổng công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (Gelex – mã chứng khoán GEX) cũng vừa bị Cục Thuế TP Hà Nội xử phạt hành chính và truy thu thuế hơn 1,2 tỷ đồng.
Trong đó, với việc kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp thuế, Gelex đã phải chịu mức phạt 20% trên số thuế tăng thêm qua thanh tra, kiểm tra, số tiền hơn 181 triệu đồng. Số tiền thuế GTGT và thu nhập doanh nghiệp bị truy thu là 907 triệu đồng, số tiền chậm nộp là 125 triệu đồng. Đến ngày 6/6, Gelex cho biết đã thực hiện nộp đầy đủ số thuế phải nộp nói trên.
Nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước năm 2018 mà Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính giao cho Tổng cục Thuế là hơn 1 triệu tỷ đồng. Hồi đầu năm nay, Tổng cục Thuế đã phát động phong trào thi đua hoàn thành vượt chỉ tiêu thu ngân sách năm 2018.
Để đạt mục tiêu đó, Tổng cục Thuế đã lên kế hoạch tập trung thanh kiểm tra đối với doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro lớn, các tập đoàn, tổng công ty có số thu nộp ngân sách Nhà nước lớn.
Bích Diệp

Nhiều người ở trung tâm TP. Cần Thơ hoảng hốt khi phát hiện thi thể phụ nữ nổi lập lờ dưới kênh nước. Vụ việc thu hút nhiều người đến xem khiến giao thông qua khu vực gặp khó khăn.

Phát hiện thi thể tóc bạc trắng, nổi lập lờ dưới kênh - 1
 Hiện trường  vụ việc

Thông tin ban đầu, khoảng 9h30 ngày 5/3, người dân hoảng hốt khi phát phát hiện thi thể một người phụ nữ nổi lập lờ trên kênh Cái Khế, đoạn dưới chân cầu Nhị Kiều (phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Vụ việc sau đó được trình báo lực lượng chức năng.

Ghi nhận ban đầu, nạn nhân là nữ giới, tóc bạc trắng, khoảng 60 tuổi, mặc đồ bộ bông đỏ, thi thể đang trong giai đoạn phân huỷ. Công an phường An Nghiệp cùng đơn vị chức năng quận Ninh Kiều đã có mặt ghi nhận vụ việc, điều tra nguyên nhân tử vong của nạn nhân.

Phát hiện thi thể tóc bạc trắng, nổi lập lờ dưới kênh - 2
Thi thể nạn nhân được đưa đi khám nghiệm 

Do vụ việc xảy ra giữa trung tâm TP Cần Thơ nên đông người dân đứng xem khiến xe cộ qua khu vực di chuyển khó khăn. Lực lượng chức năng địa phương đã túc trực để điều tiết giao thông.

Đến khoảng 11h cùng, thi thể nạn nhân được đưa đi khám nghiệm, điều tra làm rõ nguyên nhân cái chết.

Công an đang tiếp tục làm rõ vụ việc.

Trường hợp đã chung sống như vợ chồng từ trước ngày 3-1-1987 thì dù có đăng ký kết hôn hay không cũng được pháp luật coi là đang có vợ (chồng).

Như đã phản ánh, chuyện cụ bà X. (71 tuổi) sống chung như vợ chồng với cụ M. từ trước năm 1975 và có hai con chung nhưng chưa đăng ký kết hôn. Cuối năm 2016, cụ X. đến UBND phường Tân Mai (TP Biên Hòa, Đồng Nai) xin giấy xác nhận độc thân để kết hôn với một cụ già khác ở thị trấn Cần Thạnh (huyện Cần Giờ, TP.HCM).

Cụ X. được UBND phường Tân Mai đồng ý cấp. Tuy nhiên, khi cụ X. cầm giấy này đến UBND thị trấn Cần Thạnh đăng ký kết hôn thì nơi đây, sau khi tham khảo ý kiến của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ, đã từ chối với lý do cụ X. được coi là đang có chồng.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, các chuyên gia đều đồng tình với cách hiểu và áp dụng pháp luật của Phòng Tư pháp huyện Cần Giờ.

Theo luật sư Trần Công Ly Tao (Đoàn Luật sư TP.HCM), trường hợp sống chung như vợ chồng với người khác nhưng chưa đăng ký kết hôn bắt đầu được Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 cùng các văn bản hướng dẫn (Nghị quyết 35-2000 của Quốc hội, Nghị quyết 02-2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao) điều chỉnh.

Theo đó, trường hợp người dân chung sống như vợ chồng từ ngày 3-1-1987 trở về trước (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 có hiệu lực) thì mặc nhiên được cơ quan chức năng công nhận là quan hệ vợ chồng mà không bắt buộc phải đăng ký kết hôn. Nếu muốn thì người dân có thể đăng ký kết hôn bất cứ lúc nào.

Còn trường hợp chung sống như vợ chồng từ ngày 3-1-1987 đến ngày 1-1-2001 (ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực) mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định thì người dân có nghĩa vụ đăng ký kết hôn. Từ sau ngày 1-1-2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.

Đồng tình, TS Nguyễn Văn Tiến (Trường ĐH Luật TP.HCM) cũng khẳng định trường hợp đã chung sống như vợ chồng với người khác từ trước ngày 3-1-1987 như cụ X. thì dù có đăng ký kết hôn hay không cũng được pháp luật về hôn nhân và gia đình coi là đang có chồng.

Được biết trong một công văn trả lời kiến nghị của các bộ, ngành số 2558 ngày 2-8-2016, Bộ Tư pháp giải thích người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 3-1-1987 tức là người đã được thừa nhận có quan hệ hôn nhân với người sống chung do đã có đủ điều kiện công nhận theo quy định Nghị quyết 35-2000 của Quốc hội. Nghị quyết này quy định trường hợp sống chung như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn nhưng không vi phạm các điều kiện kết hôn thì đương nhiên công nhận là vợ chồng, pháp luật chỉ khuyến khích họ đăng ký kết hôn sau ngày Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 có hiệu lực. Để xác nhận tình trạng hôn nhân thì chỉ cần xác định quan hệ vợ chồng đã chấm dứt do có sự kiện ly hôn, chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết hay chưa.

Sau khi qua TP Cần Thơ đổi thưởng tờ vé số trúng 1,5 tỉ đồng, cả 2 thanh niên đã mất liên lạc với gia đình.

Đi đổi vé số độc đắc, 2 thanh niên mất liên lạc với gia đình - 1
Đi đổi vé số độc đắc, 2 thanh niên mất liên lạc với gia đình. Hình minh họa

Đến chiều 6.12, người thân của anh N.T.L. và anh P. (ngụ huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) cho biết, vẫn chưa thể liên lạc được với 2 thanh niên này sau khi lên TP Cần Thơ đổi thưởng vé số trúng giải đặc biệt 1,5 tỉ đồng.

Anh Nguyễn Thành L. (em ruột của anh L.) cho biết anh P. (khoảng 30 tuổi, con bác sui của anh Thành L. và anh L.) hành nghề thợ sơn tường. Khoảng 5h ngày 5.12, sau khi phát hiện tờ vé số do Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến Hậu Giang phát hành trước đó khoảng 20 ngày trúng giải đặc biệt trị giá 1,5 tỉ đồng, anh P. cùng anh L. và gia đình thuê xe qua Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến Hậu Giang (trụ sở đặt tại phường Hưng Lợi, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) để đổi thưởng. Đến nơi, anh L. và anh P. vào công ty làm thủ tục đổi thưởng, còn những người nhà chờ ở bên ngoài. Lát sau, anh L. ra nói với mọi người là hãy về quê trước, L. và anh P. sẽ về sau vì tờ vé số gặp trục trặc. Tuy nhiên sau đó, người nhà không thể liên lạc được với 2 thanh niên này.

Chiều 6.12, anh Nguyễn Thành L. cho biết: “Cha tôi có đến trình báo với xã nơi cư ngụ về trường hợp của anh L. và anh P. Nơi đây có liên lạc qua TP Cần Thơ và được biết tờ vé số đó bị làm giả. Tôi cũng gọi hỏi Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến Hậu Giang và nơi đây nói tờ vé số đó bị xóa rồi dán lại”. Cũng theo anh Nguyễn Thành L., anh P. suốt ngày đi làm nghề thợ sơn tường và không biết gì về in ấn nên không thể làm giả tờ vé số được. “Nếu mình mua phải vé số giả thì có bị tội gì không?”, anh Nguyễn Thành L. tỏ ra lo lắng.

Chiều cùng ngày, chúng tôi liên lạc qua điện thoại với ông Cao Thanh Tùng, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xổ số kiến Hậu Giang nhưng ông không nghe máy.

Trong khi đó, Đại tá Trần Ngọc Hạnh, Giám đốc Công an TP Cần Thơ, cho biết cơ quan điều tra đang làm rõ vụ này nên sẽ cung cấp thông tin cho báo chí sau.

Tin Tức Trong Ngày - Tin Cần Thơ

Popular Posts

Powered by Blogger.